CHUYÊN MỤC: danh lam thắng cảnh

Di tích Văn Thánh Huyện

(18/05/2017). Số lượt xem:1412

Nằm sát theo trục lộ 1 (đoạn Nam Phước cầu Bàu Vân)về phía đông, thuộc khối phố Long Xuyên 1, thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Từ ngã ba Nam Phước, theo tuyến quốc lộ 1 chạy về hướng Bắc chừng 400mét, nhìn về phía đông thấy hai trụ vôi có kích thức cao to đứng giữa cánh đồng đó là hai trụ biểu (trụ cổng) của khu Văn thánh huyện.

 

LÝ LỊCH DI TÍCH VĂN THÁNH HUYỆN

 

Tên gọi di tích

+ Văn miếu huyện Duy Xuyên

+ Văn Thánh hàng huyện

+ Văn miếu Duy An

+ Văn từ huyện Duy Xuyên

Địa điểm, đường đi đến

Nằm sát theo trục lộ 1 (đoạn Nam Phước cầu Bàu Vân)về phía đông, thuộc khối phố Long Xuyên 1, thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.

Từ ngã ba Nam Phước, theo tuyến quốc lộ 1 chạy về hướng Bắc chừng 400mét, nhìn về phía đông thấy hai trụ vôi có kích thức cao to đứng giữa cánh đồng đó là hai trụ biểu (trụ cổng) của khu Văn thánh huyện.

Sự kiện di tích

Theo truyền kể của các bô lão trên mảnh đất Văn thân nầy từ xưa đã từng sinh ra những bậc tiền bối của các học vị khai khoa lục tỉnh, huyện:

Cụ Lê Thiện Trị đỗ tiến sỹ năm Mậu Tuất 1838, khai khoa học vị cho cả 6 tỉnh từ Quảng Nam vào đến Ninh Thuận.

Cụ Nguyễn khải đỗ phó bảng lần 1 khoa Ất Dậu 1885, lần hai khoa kỷ Sửu 1889 nên được gọi là song bảng Nguyễn khải.

Cụ Võ Hoành đổ giải Nguyên khoa thi Hương năm Giáp Thìn (1904)sau thi hội đổ phó bảng

Nhằm dấy lên phong trào hiếu học - một truyền thống văn hóa- ông Lê Thiện Trị cùng các vị khoa bảng và văn thân yêu nước đứng ra vận động xây dựng văn miếu huyện Duy Xuyên vào khoảng năm 1860-1865, trên diện tích rộng hơn 8 sào, được sự ủng hộ của tri phủ huyện và nhân dân 20 xã trong toàn huyện để thờ Khổng Tử, Chư hiền và các vị khoa lục trong tỉnh, huyện

Cứ 3 năm thì đại tế một lần vào ngày 16/2(AL), các văn thân khoa bảng trong huyện đều phải tham dự đông đủ, có các quan của tỉnh, các phủ huyện, quan trong tỉnh đều tham dự. Lễ tế dùng tam sinh: 1 heo; 1 bò; 1 dê, nghi thứ nhã nhạc xướng độc, cờ xí thật trang nghiêm, có lẽ đương thời cả Quảng Nam ngoài huyện Điện Bàn có văn thánh kết hợp thì chỉ có huyện Duy Xuyên mới có cơ ngơi nầy. Từ văn thánh huyện Duy Xuyên một số xã trong và ngoài huyện đã hưởng ứng làm theo xây dựng văn miếu xã, văn chỉ làng, lập hội tư văn, tư võ học theo nghi thức văn thánh huyện.

Khảo tả di tích

Theo Đại Nam nhất thống chí (quyễn 5) văn thánh huyện Duy Xuyên gồm: chính đường có tam gian; nhị hạ, hậu tẩm xây lầu theo quy chế cũ lợp ngói. Năm Ất Dậu 1885, có biến cố nên bị thiêu hủy. Đến năm Thành Thái 14 (1902) thì trùng tu lại, toàn bộ khuôn viên rộng hơn 8 sào đất, nơi xưa khu văn thánh tọa lạc nay thành khu dân cư và đồng ruộng, chỉ còn lại duy nhất hai trụ cổng.

Loại hình di tích

Văn thánh huyện Duy Xuyên là di tích lịch sử

Trạng thái bảo quản

Hiện nay toàn bộ khu di tích đã bị san bằng, chỉ còn hai trụ cổng nhưng vẫn được các cấp chính quyền địa phương và Phòng Văn Hóa Thông tin huyện tìm hiểu tư liệu lập hồ sơ trình các cấp xem xét công nhận di tích cấp tỉnh, khoanh vùng bảo vệ, nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến di tích cụ thể là hai trụ biểu.

Cơ sở pháp lý

Di tích văn thánh huyện Duy Xuyên đã được UBND tỉnh Quảng Nam có Quyết định đăng ký bảo vệ theo quyết định số: 1549/QĐ-UB ngày 15/8/1997

Phương án bảo vệ

Dẫu nơi đây không còn lại di tích xưa như mong ước bao người, nhưng các cấp chính quyền địa phương cùng với cơ quan chuyên môn đã chọn khu vực đất có diện tích 607mét vuông sát chân hai trụ cổng về phía Bắc để khoanh vùng bảo vệ, hiện nay UBND thị trấn Nam Phước và địa phương cấp huyện chưa có kinh phí trùng tu nguyên trạng di tích nên tạm thời diện tích đất di tích nầy vẫn để nhân dân tiếp tục sản xuất. Dự kiến trong thời gian tới chính quyền các cấp và nhân dân địa phương sẽ từng bước khôi phục lại di tích lịch sử quí báu nầy.

[Trở về]

ĐĂNG NHẬP

Cổng thông tin điện tử

Địa chỉ : Khối phố Phước Mỹ 2, thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam

Điện thoại: 0235.36502361