|
CHUYÊN MỤC: danh lam thắng cảnh
Di tích Nhà thờ Tiền Hiền Long Xuyên
(18/05/2017). Số lượt xem:1670
Nhà thờ tiền hiền Long Xuyên nay thuộc khối phố Long Xuyên 3, thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Cách tỉnh lỵ Quảng Nam khoảng 40km về phía bắc, từ ngà ba Nam Phước theo tỉnh lộ 610 về hướng tây (tuyến Nam Phước -Mỹ Sơn) đến trường tiểu học Nam phước 3 rẽ trái vào chừng 400mét là đến di tích
LÝ LỊCH DI TÍCH NHÀ THỜ TIỀN HIỀN LONG XUYÊN
|
Tên gọi di tích
|
NHÀ THỜ TIỀN HIỀN LONG XUYÊN
|
Địa điểm đường đi đến
|
Nhà thờ tiền hiền Long Xuyên nay thuộc khối phố Long Xuyên 3, thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
Cách tỉnh lỵ Quảng Nam khoảng 40km về phía bắc, từ ngà ba Nam Phước theo tỉnh lộ 610 về hướng tây (tuyến Nam Phước -Mỹ Sơn) đến trường tiểu học Nam phước 3 rẽ trái vào chừng 400mét là đến di tích
|
Sự kiện di tích
|
Làng cũ Long Xuyên còn tên gọi khác là Long Phước- Vị tiền hiền khai sáng ra làng Long Phước là Trưởng Tử họ Hà- quê ở vùng Ái Châu (Thanh Hóa) hưởng ứng chủ trương Nam tiến của chúa Nguyễn. Long Phước xưa là vùng đất nhỏ hẹp- Long Phước đông tây Trung An thôn- là một thôn chứ chưa được xã. Hình thể làng hơi tròn, phía Nam xóm đông gọi là Long Châu Đông, phía tây gọi là Long Châu Tây, phía bắc cả trên dưới được con sông Đào ôm bọc như một vòng cung, xóm tây là Triều Dương, xóm Đông là Phù Sa vì xóm nầy dài và hẹp hơi phình đoạn dưới mỗi năm nước lụt thường mang lại một lượng phù sa trãi bồi rất lớn, ở giữa là xóm Trung An.
Địa danh Long Phước tồn tại có trên vài trăm năm, mãi đến năm Ất Hợi (1935) dưới thời Bảo Đại buộc phải đổi thành Long Xuyên.
Cuộc sống thanh bình, người dân làng Long Xuyên chăm chỉ làm lụng để mưu sinh, khi dân cư đông đúc, đời sống vật chất và tinh thần đã khá hơn, cộng với đức hiếu phụng tiền nhân. Vào năm Cảnh Hưng thứ 10, đời vua Lê Hiển Tông ( nhằm ngày 24 tháng 05năm Kỷ Tỵ 1749), toàn tộc phái làng Long Xuyên cùng nhau chung công góp sức tạo nên quần thể sở tự nhà thờ tiền hiền Long Xuyên.
Nhà thờ tiền hiền Long Xuyên là một quần thể kiến trúc có qui mô, tọa lạc trên một khu vườn có diện tích 3.000m2.
Thời gian, chiến tranh đã làm phá hủy nhiều công trình của khu kiến trúc, hiện nay chỉ còn lại ngôi nhà thờ tiền hiền, nền móng, trụ cổng tam quan và các di vật thuộc kiến trúc của nhà thờ tiền hiền.
|
Khảo tả
|
Nhà thờ tiền hiền Long Xuyên tiền diện hướng về phía Nam ngó ra một cánh đồng rộng lớn. Quần thể kiến trúc đương thời gồm:
Một ngôi đình thờ Thành hoàng và các vị thần dược sắc phong.
Một nhà thờ tiền hiền phụng tự vị tổ khai sáng cùng 52 tổ chư tộc (cả tiền hiền, hậu hiền)
Miếu thần nông cầu cho mùa màng tốt tươi
Miếu Ngũ hành thờ các phương vị tiện nghi bách nghệ
Thời gian, chiến tranh đã làm phá hủy nhiều công trình của khu kiến trúc, hiện nay chỉ còn lại ngôi nhà thờ tiền hiền, nền móng, trụ cổng, tam quan và các di vật thuộc kiến trúc của nhà thờ tiền hiền.
Nhà thờ tiền hiền nằm bên phải của miếu thần hoàng. Nhà thờ được xây dựng theo hình chữ nhất (-), mái lợp ngói âm dương, trên nóc đã được phục hồi 2 rồng chầu (song long chầu nguyệt)
Công trình được trùng tu lần thứ nhất vào năm 1957, trùng tu lần hai vào năm 1991 gồm các hạn mục như mái, nóc, tường nhà và thay sửa một số cấu kiện nhỏ; Trùng tu lần thứ hai với qui mô lớn gồm các hạng mục nâng nền nhà thờ chính, thay rui mè, ngói, tứ lân, thay trụ gỗ hỏng, nâng nến sân…, khởi công trùng tu ngày 20 tháng 10 năm 2015, khánh thành 25 tháng 6 năm 2016.
Toàn bộ khung mái của ngôi tiền đường được đặt trên một hệ thống cột gỗ (gỗ mít). Mặt cắt dọc của ngôi nhà thờ gồm có 7 hàng cột, vì vậy tổng số cột là 49, được kê trên những viên đá tán tròn đặt trên bệ đá tản hình vuông. Kết cấu gồm nhiều cột, có kèo mà lại không có đằng đông hạ, vì thế không giống với một số công trình kiến trúc cổ ở Quảng Nam. Niên đại xây dựng được khắc ở vị trí mặt trước của cây xuyên bông thượng. Nội dung câu khắc bằng chữ Hán theo dọc chiều dài cả cấu kiện nầy là “Cảnh Hưng thập niên, tuế thứ Kỷ Tỵ niên, ngũ nguyệt, nhị thập tứ nhật Long Phước, đông tây Trung An thượng thôn, chư tộc phái đồng phụng tạo” Tạm dịch: (Cảnh Hưng thứ 10- đời vua Lê Hiển Tông 1749, ngày 24 tháng 5, toàn tộc phái cùng xây dựng). Trên hai thân cột của gian giữa có hai tấm liễn gỗ chữ Hán khắc lõm mạ đồng có nội dung:
- Câu bên phải: Chung cổ phong quan Hồng Lĩnh bắc.
- Câu bên trái: Kỷ trùng ba đống Hải Vân nam.
Tạm dich nghĩa hai câu liễn nầy: người của làng cổ Long Xuyên có nguồn gốc từ núi Hồng Lĩnh (Nghệ An) đã vào nơi nầy đều Hải Vân lập nghiệp.
|
Loại hình di tích
|
Nhà thờ tiền hiền Long Xuyên là di tích kiến trúc nghệ thuật
|
Giá tri khoa học lịch sử
|
Quần thể kiến trúc nhà thờ tiền hiền Long Xuyên có ý nghĩa sâu sắc, là nơi ghi dấu mốc lịch sử của các tiền nhân làng cũ Long Xuyên, mãnh đất đã sản sinh ra những bậc tiền bối của những học vị khai khoa bảng trong huyện, tỉnh. Là công trình kiến trúc được xây dựng khá sớm ở vùng Quảng Nam nói chung và huyện Duy Xuyên nói riêng. Và đây có thể xem như một phân bố kiến trúc làng cổ tiêu biểu của làng quê xứ Quảng: đình, nhà thờ, chùa, văn miếu…
|
Trạng thái bảo quản
|
Nhà thờ tiền hiền Long Xuyên ngày càng xuống cấp nặng , nhất là các hạng mục có liên quan đến sườn gỗ, mái ngói, tường, trụ cổng.
Đến nay đã qua hai lần trùng tu, lần thứ nhất vào năm 1957, lần thứ hai vào năm 1991, hiện nay phương án bảo quản tối ưu nhất đối với di tích là chống dột, chống sụp đổ vì tường thành bong vỡ…hai trụ cổng nghiên đổ. Về phía cơ quan chuyên môn cùng với các chư tộc phái đang tìm mọi phương án tốt nhất để có điều kiện trùng tu di tích trong thời gian sớm nhất.
Với ý nghĩa lịch sử của công trình kến trúc nói trên, nhà thờ tiền hiền Long Xuyên đã được ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam Quyết định công nhận di tích cần bảo vệ cấp tỉnh, Quyết định số: 2382/QĐ-UBND
|
[Trở về]
|
|