|
CHUYÊN MỤC: danh lam thắng cảnh
Di tích Mộ Lê Quý Công
(18/05/2017). Số lượt xem:2484
Mộ Lê Quí Công tọa lạc tại Đội 3, thôn Xuyên Đông, thị trấn Nam Phước huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Gần sát với di tích đình Mỹ Xuyên Đông. Từ ngã ba Nam Phước, thẳng hướng tây theo đường ĐT 610 khoảng hơn 1km đến Chợ Chùa, rẽ tay phải vào đường sân vận động Chợ Chùa, tiếp tục chạy thẳng về hướng tây dọc theo bờ bắc sông Đào khoảng 1km đến di tích, di tích nằm về phía tay phải.
LÝ LỊCH DI TÍCH MỘ LÊ QUÝ CÔNG
|
Tên gọi di tích
|
- Mộ Lê Quý Công
- Mộ Tiền hiền Mỹ Xuyên
|
Địa điểm vị trí, đường đi đến
|
Mộ Lê Quí Công tọa lạc tại Đội 3, thôn Xuyên Đông, thị trấn Nam Phước huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Gần sát với di tích đình Mỹ Xuyên Đông.
Từ ngã ba Nam Phước, thẳng hướng tây theo đường ĐT 610 khoảng hơn 1km đến Chợ Chùa, rẽ tay phải vào đường sân vận động Chợ Chùa, tiếp tục chạy thẳng về hướng tây dọc theo bờ bắc sông Đào khoảng 1km đến di tích, di tích nằm về phía tay phải.
|
Sự kiện di tích
|
Theo các bô lão trong làng, ông Lê Quí Công còn có tên gọi khác là Lê Công Chung, không rõ năm sinh. Theo gia phả tộc họ con cháu của ông hiện sinh sống tại thành phố Hội An. Ông là một võ tướng quê ở làng Mỹ Xuyên, tỉnh Thanh Hóa, ông tham gia trong đoàn quân Nam tiến, theo chiếu dụ của vua Lê vào Nam bình Chiêm dẹp loạn. Sau khi dẹp yên bờ cõi, ông ở lại vùng Quảng Nam khai cơ lập nghiệp, khai khẩn 1700 mẫu ta đất (850 mẫu tây) lập nên xã hiệu mới lấy tên là Mỹ Xuyên thuộc Thăng Hoa phủ, Hy Giang huyện, để ghi nhớ làng Mỹ Xuyên nơi quê hương của ông ở Thanh Hóa. Về sau ông đã lấy 850 mẫu đất san sẻ cho dân đinh theo chế độ quân cấp. Điều đáng ghi nhớ ở đây là ông Lê Quý Công không sở hữu một mãnh đất tư điền tư thổ nào. Vì thế mà bao đời nay 30 chư tộc làng Mỹ Xuyên sống yên vui nề nếp trong tình nghĩa cộng đồng xã hội, không có sự tranh chấp vị thế như nhiều nơi khác.
Ngoài công lao đánh giặc của một vị tướng tài ba, vị tiền hiền khai cơ lập ấp, ông còn là vị quan trấn thủ đầu tiên của huyện Hy Giang thời Lê, Triều Hồng Đức, đời vua Lê Thánh Tông. Ông được phong tước Chánh đề đốc, hàm Hùng Long hầu.
Hiện lăng mộ của ông còn ghi lại cặp câu đối sau:
- “Hùng Long hầu uy danh quang tự cổ- Chánh đề đốc sự nghiệp hiển vu kim”.
- Và “Tào Lĩnh thiên trùng hổ bái long triều Hưng Phước địa- Hy Giang Nhứt đới sa Hoàng thủy nhiễu bảo tôn thần”.
|
Khảo tả
|
Mộ Lê Quý Công đã được trùng tu vào mùa xuân năm Quý Sửu (1913), qua nhiều năm chiến tranh ác liệt mộ bị xuống cấp nặng. Để ghi nhớ công đức người xưa đã có công khai cơ lập ấp, theo đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, ước vọng tạo được cảnh quan trang trọng như xưa nơi yên nghĩ của tiền nhân, nhân dân làng Mỹ Xuyên cũ, nay là nhân dân hai thôn Xuyên Đông và Xuyên Tây đã chung tay góp sức tu bổ lại mộ của Tiền hiền Lê Quí Công.
Mộ có khuôn viên: dài 25 mét, rộng 8 mét, có tường rào cổng ngõ bao bọc, cách cổng 1mét là bình phong trước có chạm trổ công phu, cách bình phong hai mét là nhà bia mộ có một tấm bia đá khắc bằng chữ Hán được dịch: Tiền hiền Chánh đề đốc Hùng Long Hầu Lê Quý Công chi thần vị.
Hai bên tấm bia có hai câu đối được dịch là:
+ Văn võ uyên thâm Hùng Long hầu hàm tước
+ Đức tài siêu việt Chánh đề đốc sắc phong
Sau phần mộ là bình phong sau có khắc hàng chữ: Lăng mộ ngài Tiền hiền làng Mỹ Xuyên. Lê Quý Công, tước Chánh đô đốc, hàm hùng Long hầu
Hai bên có hai câu đối:
- Bia đá nhớ ơn người sáng nghiệp
- Lửa hương tưởng niệm bậc khai nguyên
|
Mộ Lê Quý Công
|
- là di tích lịch sử
|
Trạng thái bảo quản
|
Đây là ngôi mộ tiền hiền làng Mỹ Xuyên do nhân dân làng Mỹ Xuyên xưa xây nên và nay lại do nhân dân hai làng Xuyên Đông và Xuyên Tây trùng tu tôn tạo và thường xuyên chăm sóc, hương khói chu đáo.
|
Cơ sở pháp lý
|
Mộ Lê Quý Công là di tích lịch sử quan trọng, địa phương đã tiến hành khoanh vùng, xác định diện tích đất để bảo tồn cả quần thể mộ chí và tường bao. Khảo sát lấy tư liệu để tiến hành lập hò sơ đề nghị các cấp công nhận di tích.
|
Phương án bảo vệ
|
Mộ Lê Qúy Công nằm cạnh quần thể kiến trúc đình làng Mỹ Xuyên Đông có cây đa, bến nước sân đình, một biểu tượng của làng quê Việt Nam yên bình. Chính công trình nầy do nhân dân cùng chung công sức tạo dựng theo đạo lý uống nước nhớ nguồn, nên được nhân dân chăm sóc, tu bổ khá khang trang và mỗi độ Xuân Thu nhị kỳ hay ngày tết lễ đều được nhân dân thường xuyên hương khói.
|
[Trở về]
|
|