CHUYÊN MỤC: Văn hóa Xã hội

THỊ TRẤN NAM PHƯỚC – “Điểm đến du lịch xanh” Hưởng ứng năm du lịch Quốc gia 2022.

(15/08/2023). Số lượt xem:206

 

Nếu  có dịp, mời bạn về thăm quê hương tôi-Nam Phước, một thị trấn xinh xinh như một con rồng nhỏ đang vươn mình bay lên một tầng cao mới. Thị trấn Nam Phước là một vùng đồng bằng nằm ở trung tâm huyện Duy Xuyên, cách thành phố Đà Nẵng 28km về phía Nam, thành phố Tam Kì 40km về phía Bắc và Hội An 7km về phía Đông Nam. Thị trấn nhỏ xinh được hai con sông Thu Bồn và Bà Rén Uốn quanh lượn khúc ôm ấp những ruộng lúa, bãi ngô và là nguồn cung cấp phù sa, nước dồi dào tạo nên một vùng đồng bằng trù phú màu mỡ.

 

Nam Phước  ngày  nay

Các bạn biết đến Đà Nẵng thành phố lớn được mệnh danh là thành phố của những cây cầu đẹp nhất cả nước. Và đây tôi cũng có thể nói thị trấn Nam Phước là thị trấn của những cây cầu mặc dù nó không được nổi tiếng như Đà Nẵng. Cầu Câu Lâu là chiếc cầu lớn hiện đại nối liền thị trấn Nam Phước với  thị xã  Điện Bàn, Cầu Bà Rén hiện đại cũng không kém nối với Quế Xuân-Quế Sơn, cầu Chìm năm xưa bây giờ đã nổi-cầu Chìm nối với xã Duy Trung, cầu Đen là con đường dẫn đến Gò Nổi-Điện Bàn, chiếc cầu nhỏ xinh mới xây dựng nối phước Mỹ với Quế Xuân. Ở giữa thị trấn đang xây dựng chiếc cầu nối khối phố Phước Xuyên với thôn Xuyên Đông 1. Thị trấn là nơi giao lưu về kinh tế-văn hóa, chính trị-xã hội. Thị trấn là trung tâm của huyện nên hệ thống giao thông trên địa bàn ngày càng được đầu tư và mở  rộng. Quốc lộ 1A đi qua thị trấn từ cầu Câu Lâu đến cầu Bà Rén được hình thành từ những năm 20 của thế kỉ XX. Quốc lộ 14H dài trên 40Km nối liền khu Tây qua khu Trung và đến khu Đông của huyện. Giao với quốc lộ 1A tại thị trấn còn có một con đường lớn từ quốc lộ đến cầu Đen qua Gò Nổi-Điện Bàn. Các con đường liên thôn cũng càng được mở rộng, rải nhựa, bê tông hóa chạy dài tít tắp lộng gió chứ không còn cảnh tượng như ngày xưa cứ đến mùa mưa lại phải sắn quần xách dép, dắt xe trên những con đường lầy lội.

 

Cùng với những cây cầu, quốc lộ 1A, đường giao thông liên thôn, liên xã là điều kiện thuận lợi để cư dân thị trấn tiếp cận nhanh chóng với nền văn minh ở các nơi kể cả đường thủy, đường bộ, đường sắt. Nhiều loại hàng hóa tơ lụa, vải, rau, quả, lúa gạo được thu gom ở các địa bàn rồi chuyển đến ga Trà Kiệu để vận chuyển đi tiêu thụ ở các nơi nhất là thành phố Hồ Chí Minh và nhận hàng hóa khác trở về. Đường thủy với sông thu Bồn nơi phát triển mạnh mẽ về du lịch, chúng ta có thể đứng trên thuyền buồm du ngoạn ngắm cảnh đẹp, trù phú ở hai bên bờ với hàng tre xanh mướt, những biền dâu xanh, hẹn ngày tơ tằm chín vàng, nghe dòng sông Thu hát ru êm đềm lời ru như tiếng mẹ hiền, nghe dòng sông kể chuyện, ngắm cánh diều hai bên bờ, hay vận chuyển hàng hóa về phố cổ Hội An, Tam Kỳ, Đà Nẵng, ... Hoặc ngược lên Trung Phước, Tý, Sé, Dùi Chiêng, Đá Mài, Đông Giang, Nam Giang, ... hoặc vào Nam, ra Bắc và có thể vượt đại dương ra nước ngoài.. Quốc lộ 1A đi qua thị trấn và ngã ba Nam Phước là trung tâm văn hóa của huyện Duy xuyên là cửa ngõ giao lưu thuận lợi từ Bắc vào Nam từ đây các chuyến hàng bay đi khắp cả nước.

 

Dòng sông Thu êm đềm

Trên đường bạn thăm hai di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn và Hội An xin hãy dừng chân ghé lại thăm các di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng của quê tôi như: Đình làng Mỹ Xuyên Đông là di tích lịch sử cấp tỉnh hiện còn lưu giữ nguyên gốc 32 ấn sắc phong của nhà vua ban tặng cho làng Mỹ Xuyên. Những đạo sắc phong qua 7 triều đại vua, khởi đầu có từ thời vua Minh Mạng đến Khải Định. Trong đó, số sắc phong các vua ban cho làng lần lượt là Minh Mạng (5 đạo), Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh, Duy Tân, Khải Định. Trong các ấn của vua nhà Nguyễn sắc phong cho dân làng Mỹ Xuyên đều ca tụng công đức của các vị khai khẩn tiền hiền đã tôn hiển trong đời sống với những danh phận cao quý trong hệ thống thần tích như: Đông Hựu Thuận, Đông Quảng Hậu, Bạch Mã Tôn, Thượng đẳng thần,...32 đạo sắc phong được dân làng trân trọng và gìn giữ cẩn thận qua gần 300 năm. Sắc phong cổ nhất và có niên đại lâu nhất phải kể đến là sắc phong của vua Minh Mạng ban năm 1824 về việc cho xây dựng con sông Mỹ Xuyên đi ngang qua làng (mà nay vẫn còn dấu tích) để phục vụ nhu cầu thủy lợi và quân sự của trấn Quảng Nam xưa kia. Đây là sắc phong được ghi nhận thuộc hàng cổ nhất hiện nay còn được lưu giữ ở Quảng Nam. Bên cạnh cây đa cổ thụ Chợ Đình như một cây dù khổng lồ bao trùm một vùng rộng lớn để đón những đứa con xa nhà nghỉ chân khi về thăm quê mẹ. Phía dưới là mộ tiền hiền Chánh Đề Đốc, Hùng Long Hầu Lê Quý Công người đã có công trong công cuộc khai phá và lập làng Mỹ Xuyên Đông được triều đình phong tước. Ông là một võ tướng quê ở làng Mỹ Xuyên, tỉnh Thanh Hóa, ông tham gia trong đoàn quân Nam tiến, theo chiếu dụ của vua Lê vào Nam bình Chiêm dẹp loạn. Sau khi dẹp yên bờ cõi, ông ở lại vùng Quảng Nam khai cơ lập nghiệp, khai khẩn 1700 mẫu ta đất (850 mẫu tây) lập nên xã hiệu mới lấy tên là Mỹ Xuyên thuộc Thăng Hoa phủ, Hy Giang huyện, để ghi nhớ làng Mỹ Xuyên nơi quê hương của ông ở Thanh Hóa. Ngoài công lao đánh giặc của một vị tướng tài ba, vị tiền hiền khai cơ lập ấp, ông còn là vị quan trấn thủ đầu tiên của huyện Hy Giang thời Lê, Triều Hồng Đức, đời vua Lê Thánh Tông. Ông được phong tước Chánh đề đốc, hàm Hùng Long hầu. Hiện lăng mộ của ông còn ghi lại cặp câu đối sau: